Nghiên cứu trên 2626 bệnh nhân vô sinh đang điều trị ở Ontario, Canada, từ 10/2010 đến 3/2011, cho thấy rằng 1055 phụ nữ (40.2%) có HCBTĐN. Kết quả siêu âm cho thấy có 302 bệnh nhân (11.5%) có hình ảnh buồng trứng đa nang (HABTĐN) một bên và 753 bệnh nhân (28.7%) ở hai bên.

Với những người không có HCBTĐN, 12.2% có chu kì kinh nguyệt không đều, với định nghĩa chu kì kinh nguyệt bình thường là từ 21 đến 35 ngày.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy 69.7% phụ nữ bị HCBTĐN có HABTĐN hai bên có chu kì kinh nguyệt không đều; trong khi với HCBTĐN một bên, tỉ lệ này là 32.55%

Chỉ số khối BMI giữa nhóm có HCBTĐN và không HCBTĐN khác nhau có ý nghĩa; tuy nhiên, sự khác biệt này giữa nhóm HCBTĐN có HABTĐN một bên và hai bên không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu này được cho là nghiên cứu đầu tiên so sánh giữa HCBTĐN có HABTĐN một bên và hai bên ở những bệnh nhân vô sinh, và các kết quả, đặc biệt trên chu kì kinh nguyệt không đều, cho thấy một cái nhìn mới về biểu hiện lâm sàng của HCBTĐN, theo trưởng nhóm nghiên cứu Alexander Hartman, MD, từ True North Imaging, ở Thornhill, Ontario.

“Đúng là giữa những người có HCBTĐN và không có HCBTĐN, chỉ số BMI khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng sự khác biệt rõ ràng hơn cả giữa 2 nhóm là về tính đều đặn của chu kì kinh nguyệt,” ông nói.

“Điều này có ý nghĩa lâm sàng quan trọng với những người HCBTĐN với HABTĐN 1 bên. Tôi nghĩ rằng toàn bộ ý tưởng về tiêu chuẩn Rotterdam phải được xem xét lại,” ông nói thêm, “Lĩnh vực này cần có những nghiên cứu sâu hơn.”

Tiêu chuẩn Rotterdam, được đưa ra bởi Hiệp hội châu Âu về sinh sản và phôi học ở người (European Society for Human Reproduction and Embryology) và Hiệp hội của Hoa Kỳ về y học sinh sản (American Society for Reproductive Medicine) năm 2003, chỉ ra rằng một phụ nữ được chần đoán HCBTĐN cần phải có 2 trong 3 biểu hiện sau: rụng trứng không đều hoặc không rụng trứng, tăng hormon androgen, và mỗi buồng trứng có chứa ít nhất 12 nang.

Các đặc điểm lâm sàng khác của HCBTĐN bao gồm tăng androgen và hình ảnh buồng trứng đa nang, sau khi loại trừ các bệnh lý có đặc điểm tương tự như các u tiết androgen hoặc hội chứng Cushing.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khẳng định rằng tiêu chuẩn này không rõ ràng, và cách thức cũng như thời điểm chẩn đoán HCBTĐN vẫn còn nhiều tranh cãi.

“Các kết quả của nghiên cứu này cực kì thú vị,” Steven R. Goldstein, MD, chủ tọa hội nghị và cũng là chủ tịch vừa nhậm chức của AIUM phát biểu.

“Từ lâu tôi đã cảm thấy đồng thuận Rotterdam phạm sai lầm – rằng có rất nhiều phụ nữ, đôi khi có chu kì kinh nguyệt không đều, những trường hợp mà tôi thường hay gọi là buồng trứng có nhiều nang, lại không thật sự có hội chứng buồng trứng đa nang,” theo Bác sĩ Goldstein, giáo sư Sản phụ khoa, thuộc Khoa Sản phụ Khoa của Đại học Y Khoa New York, New York.

Bác sĩ Goldstein cho biết ông đã thấy những hậu quả của việc chẩn đoán không thích đáng HCBTĐN.

“Với tiêu chuẩn Rotterdam, nếu bạn có hơn 12 nang trứng và chu kì kinh nguyệt không đều, bạn bị xem là có HCBTĐN, nhưng mỗi tháng tôi đã phải thấy 1 hoặc 2 cô gái cân nặng khoảng 108 pound rụng trứng ít hoặc không rụng trứng cũng như những người có chu kì kinh nguyệt không đều, và nhiều người trong số đó chỉ do trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng chưa trưởng thành,” ông phát biểu vớiMedscape Medical News.

“Khi trẻ lớn hơn, trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng trưởng thành và họ có chu kì kinh nguyệt đều đặn, không có vấn đề gì về khả năng sinh sản, cũng như không bị đái tháo đường type 2 sau đó,” ông nói.

Tuy nhiên, “họ đã phải sống với chẩn đoán HCBTĐN và khủng hoảng tâm lý kèm theo nó,” ông giải thích thêm.

Goldstein cho biết: “Nên đặt lại câu hỏi số nang trứng là bao nhiêu thì là hình ảnh buồng trứng đa nang. Tôi tò mò muốn biết có bao nhiêu bệnh nhân có hơn 12 nang trứng và có bao nhiêu trường hợp trong đó đạt tiêu chuẩn HABTĐN trên siêu âm dựa theo tiêu chuẩn cũ, tức là có hình ảnh “chuỗi hạt”. Điều này sẽ rất thú vị.”

Nguồn: American Institute of Ultrasound in Medicine (AIUM) 2012 Annual Convention: Abstract 1229012. Presented April 1, 2012.

BS Nguyễn Thị Ngọc Nhân

Chuyên mục: 3. Hiếm muộn

4 Bình luận

giang nam · 29 Tháng năm, 2012 lúc 4:41 chiều

Chào bác sĩ
Cảm ơn blog của anh, rất hữu ích
Tôi có đọc nhiều bài viết về BTĐN nhưng không hiểu nhiều
BS cho tôi hỏi: Kinh nguyệt của tôi tương đối đều (khoảng 34 -36 ngày), Kết quả xét nghiệm nội tiết bình thường, nhiều tháng gần đây tôi có siêu âm theo dõi nang noãn, đều có nang trội khoảng 18 – 20mm thì rụng. Tuy nhiên so với nhiều người khác, tôi có biểu hiện cường androgen (mọc nhiều lông ở chân, bộ phận sinh dục và mặt có trứng cá)
Rất mong được sự hồi âm của bác sĩ
Chân thành cảm ơn anh

    drquangthai · 2 Tháng sáu, 2012 lúc 7:07 sáng

    Chào chị,
    Hội chứng buồng trứng đa nang được định nghĩa là khi có 2 trong 3 tiêu chuẩn của hội chứng này. Theo như mô tả của chị thì tôi không nghĩ chị bị hội chứng buồng trứng đa nang, còn biểu hiện cường androgen co thể do những nguyên nhân khác.

Hoa · 30 Tháng năm, 2012 lúc 12:07 chiều

Thưa bác sĩ!
Chụp HSG có gì khác với mổ nội soi ạ?
Mổ nội soi có những ưu điểm gì ạ?
Sau chụp HSG (khoảng 1 tuần) có thể làm IUI ngay nếu đủ điều kiện được không ạ
Cảm ơn bác sĩ, Chúc bác sĩ mạnh khỏe và hạnh phúc

    drquangthai · 2 Tháng sáu, 2012 lúc 7:10 sáng

    Chụp HSG có thể làm IUI ngay, vì không có ảnh hưởng gì cả, thêm vào đó vài nghiên cứu cho thấy tỉ lệ có thai tăng lên ngay trong chu kỳ có chụp HSG. HSG là một biện pháp khảo sát có tổn thương bên trong ống dẫn trứng và tử cung hay không. Trong khi đó nội soi giúp khảo sát nhiều hơn. Tuy nhiên mổ nội soi chỉ thực hiện khi có những nghi ngờ có tổn thương phức tạp hoặc cần can thiệp.

Để lại một bình luận

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *